Huyết áp thấp là bao nhiêu? Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

admin
24/04/2024

Muốn chảy được trong vòng tuần hoàn, tới các cơ quan của cơ thể, thì máu phải vượt qua được sức cản hay áp lực trong lòng mạch. Áp lực này được gọi là huyết áp. Huyết áp nằm trong mức tối ưu, hay mức bình thường thì đều là một trong những điều kiện để có sức khoẻ tốt. Song không phải ai cũng có huyết áp ổn định. Bất kỳ sự dao động nào của huyết áp cũng ít nhiều gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Bên cạnh cao huyết áp thì huyết áp thấp cũng là một bệnh gây nhiều trở ngại trong cuộc sống. Hãy cùng Nhà thuốc Việt tìm hiểu xem huyết áp thấp là bao nhiêu, và huyết áp thấp có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây.

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Đối với con người, mức huyết áp nên ổn định và nằm trong ngưỡng giới hạn bình thường. Bất kỳ sự rối loạn nào, như cao huyết áp hay huyết áp thấp, đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.

Vậy mức huyết áp như thế nào thì được xem là thấp? Theo các chuyên gia, mức huyết áp bình thường của con người nằm trong khoảng từ 90/60 mmHg cho tới 120/80 mmHg. Như vậy, nếu mức huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg thì được xem là thấp.

Bị ngất xỉu do mắc huyết áp thấp

Một số nguyên nhân gây hạ huyết áp ở người này có thể không gây ra tình trạng hạ huyết áp ở người khác. Tình trạng hạ huyết áp có thể không gây ra các triệu chứng đáng kể nào, nhưng cũng có thể gây ra chóng mặt hoặc ngất xỉu. Trong một số trường hợp nặng, huyết áp thấp có thể đe doạ tới tính mạng.

Để điều trị huyết áp thấp, ta phải tìm được đúng nguyên nhân, vì huyết áp thấp gây ra bởi nhiều nguyên nhân như do mất nước, mất máu,… hoặc do một số tình trạng bệnh lý.

Một số loại huyết áp thấp phổ biến

Dưới đây Nhà thuốc Việt sẽ thông tin đến các bạn một số loại huyết áp thấp phổ biến nhất.

Hạ huyết áp thế đứng

Đây là tình trạng hạ huyết áp đột ngột, xảy ra khi bạn chuyển sang tư thế đứng từ vị trí nằm, hoặc từ vị trí ngồi. Hạ huyết áp tư thế đứng được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu giảm lớn hơn hoặc bằng 20 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương giảm lớn hơn hoặc bằng 10 mmHg trong vòng 3 phút. Khi chẩn đoán hạ huyết áp tư thế đứng, cần phải tìm được nguyên nhân – do mất nước, người bệnh nằm thời gian dài, có thai, một số tình trạng bệnh lý hoặc do một số thuốc. Hạ huyết áp thế đứng là loại huyết áp thấp phổ biến nhất.

Hạ huyết áp sau ăn

Đây là tình trạng hạ huyết áp xảy ra sau khi ăn 1 đến 2 giờ, thường ảnh hưởng tới người cao tuổi, đặc biệt là trên các đối tượng mắc cao huyết áp hoặc các bệnh tới hệ thần kinh tự chủ như bệnh Parkinson. Các cách làm giảm triệu chứng bệnh là ăn các bữa ăn nhỏ, chứa ít các chất đường bột, uống nhiều nước và hạn chế rượu bia.

Hạ huyết áp trung gian thần kinh

Đây là tình trạng hạ huyết áp xảy ra sau khi đứng một thời gian dài, thường xảy ra ở thanh niên và trẻ em. Bệnh thường là kết quả của kết nối không thông suốt giữa hệ tim mạch và não bộ.

Hạ huyết áp do teo đa hệ thống

Hạ huyết áp do teo đa hệ thống còn được gọi là Hội chứng Shy-Drager. Đây là hội chứng rối loạn hiếm gặp, ảnh hưởng tới hệ thần kinh kiểm soát các chức năng tự động của cơ thể như huyết áp, nhịp tim, sự thở và tiêu hoá. Bệnh thường đi kèm với tình trạng huyết áp rất cao khi nằm.

Một số nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể là kết quả của một số nguyên nhân dưới đây.

  • Sốc giảm thể tích máu trong tuần hoàn là tình trạng xảy ra do cơ thể mất nước hoặc mất máu.
  • Lực co bóp của tim quá yếu hoặc suy tim.
  • Một số tình trạng bệnh lý gây rối loạn trong kiểm soát mạch máu.
  • Một số bệnh mãn tính như đái tháo đường, cường giáp hoặc suy giáp.

Các triệu chứng thường gặp gây ra bởi huyết áp thấp

Người cao tuổi dễ bị ngã khi mắc chứng huyết áp thấp

Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Nhìn mờ.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Mệt mỏi.
  • Khó tập trung.
  • Buồn nôn.

Đối với một số người, huyết áp thấp có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh nặng hơn, đặc biệt là khi xuất hiện tình trạng giảm đột ngột hay có nhiều triệu chứng.

Tình trạng huyết áp giảm đột ngột có thể rất nguy hiểm. Một sự thay đổi chỉ 20 mmHg – ví dụ như khi giảm từ 110 mmHg xuống 90mg, có thể gây ra tình trạng chóng mặt và ngất xỉu. Sự giảm huyết áp mạnh hơn – như trong các trường hợp chảy máu không kiểm soát, các tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, hoặc các phản ứng quá mẫn, có thể đe doạ tới tính mạng.

Huyết áp quá thấp có thể dẫn tới tình trạng sốc với các triệu chứng như:

  • Lú lẫn, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Làn da lạnh và ẩm ướt.
  • Da trở nên xanh xao.
  • Nhịp thở ngắn và nhanh.
  • Nhịp tim nhanh và yếu.

Kiểm tra và theo dõi khi mắc huyết áp thấp

Đo huyết áp định kỳ tại các cơ sở y tế phòng ngừa huyết áp thấp

Dưới đây là một số cách để bạn có thể kiểm tra và theo dõi huyết áp khi mắc huyết áp thấp:

  • Bạn có thể đo huyết áp tại nhà nhiều lần, và lấy kết quả trung bình bằng máy đo huyết áp.
  • Bạn có thể nhờ dược sĩ đo huyết áp tại nhà thuốc.
  • Bạn có thể nhờ y tá, điều dưỡng hoặc bác sĩ đo huyết áp và tư vấn điều trị tại các cơ sở y tế.

Với các đối tượng người từ 40 đến 74 tuổi nên đo huyết áp ít nhất 5 năm một lần. Nếu có nhiều bệnh nền, người cao tuổi nên kết hợp việc đo và kiểm soát huyết áp trong mỗi lần khám bệnh định kỳ hàng tháng của mình.

Người bị huyết áp thấp cần lưu ý những gì?

Các bạn cần kiểm tra và đo huyết áp hàng ngày để tự theo dõi cho mình. Nếu mức chỉ số quá thấp hay có những tình trạng nguy hiểm tới sức khoẻ, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế ngay.

Đa phần các cơ sở y tế đều chỉ coi huyết áp thấp là nguy hiểm nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm. Tình trạng chóng mặt hay đau đầu nhẹ có thể xảy ra bởi nhiều lý do, như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều giờ trong ngày, hoặc tắm nước nóng. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể liên hệ các Dược sĩ Tư vấn của chúng tôi.

Nếu chỉ có chỉ số huyết áp thấp, nhưng vẫn bình thường, bạn có thể chỉ cần theo dõi và thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế. Bạn nên ghi lại cách xử lý các triệu chứng mình thường gặp để có thể xử lý được tốt khi chúng xuất hiện trong các lần tiếp theo.

Bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để phòng ngừa tình trạng hạ huyết áp – huyết áp thấp kéo dài như sau:

  • Khi thức dậy, cần chờ 3 phút rồi mới ngồi dậy để tránh huyết áp giảm đột ngột. Cần ngồi dậy thật từ từ.
  • Bạn nên bổ sung đủ nước đầy đủ để hạn chế xảy ra tình trạng hạ huyết áp.
  • Trong trường hợp bị hạ huyết áp tư thế đứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc được dùng làm giảm khả năng giãn của các mạch máu, làm tăng huyết áp.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn, và ăn thường xuyên sẽ tốt hơn là ăn thật nhiều dồn trong một bữa.
  • Không nên uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích trước khi đi ngủ vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.
  • Không nên thay đổi tư thế đột ngột.

Bổ sung đủ nước giúp phòng ngừa tình trạng huyết áp thấp

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã thông tin cho bạn về chỉ số huyết áp trong khoảng bao nhiêu là huyết áp thấp, và liệu huyết áp thấp có nguy hiểm không. Nếu thấy chỉ số huyết áp đo bằng máy quá thấp, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để được tiến hành thăm khám chuyên sâu, theo dõi và điều trị nhằm điều chỉnh lại để nâng huyết áp về lại mức bình thường.

Gọi điện cho tôi Chat Zalo
Gọi ngay Zalo