Tìm hiểu các Chế Độ Báo Động của Hệ Thống Thiết Bị Chống Trộm.

SmartZ - Khám Phá Thế Giới

Một trong những điều người dùng thường xuyên gặp nhất khi sử dụng hệ thống báo động chống trộm chính là các chế độ báo động của chúng. Mỗi chế độ có nguyên lý và cách làm việc khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dùng nên việc tìm hiểu rõ chúng có rất vai trò quan trọng.

Vì sao hệ thống báo động lại có nhiều chế độ bảo vệ?

Thực tế cho thấy có không ít người gặp khó khăn khi lần đầu tiếp xúc với các chế độ báo động này. Một hệ thống thiết bị chống trộm thường có từ 4 chế độ bảo vệ như: SOS, STAY ARM, ALARM, DISALARM, DOOR BELL với cách làm việc mỗi chế độ khác nhau. Nếu chủ sở hữu kích hoạt chế độ không phù hợp, sẽ dẫn đến tình trạng báo giả báo sai vừa rất phiền phức vừa làm mất đi hiệu quả mà hệ thống báo động mang lại.

SOS là gì? STAY ARM, DISALARM là gì? tìm hiểu các chế độ của hệ thống thiết bị chống trộm

Trên các hệ thống thiết bị chống trộm thường có nhiều chế độ báo động khác nhau.

Để thực hiện bảo vệ - chống trộm được cho một ngôi nhà, đòi hỏi hệ thống thiết bị chống trộm phải phân biệt được đâu là chủ nhà, đâu là kẻ gian. Đồng thời tuân theo điều khiển của chủ sở hữu, biết được đâu là lúc cần làm việc và đâu là lúc cần dừng lại. Vì hệ thống chống trộm không thể tự làm điều đó nên các nhà sản xuất đã lập trình nên các chế độ khác nhau để giải quyết các bài toán trên.

SOS là gì? STAY ARM, DISALARM là gì? tìm hiểu các chế độ báo động của hệ thống thiết bị chống trộm

Đầu tiên bạn cần nắm được căn bản cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống báo động chống trộm. Một hệ thống báo động chuyên nghiệp thường bao gồm 3 thành phần chính:

- Phần cảm biến: bao gồm các cảm biến cửa, cảm biến chuyển động, cảm biến hàng rào,.. được lắp lên các cửa, khu vực cần bảo vệ. Mỗi khi cảm biến phát hiện “biến” sẽ gửi tín hiệu về trung tâm hệ thống.

- Phần trung tâm: đây là phần kết nối và vận hành toàn hệ thống báo động. Chủ nhà có thể thiết lập cài đặt hệ thống thông qua trung tâm.

- Phần báo động: bao gồm các chuông hú, hệ thống đèn chiếu sáng, gọi điện, nhắn tin.. dùng để báo động cho chủ nhà đồng thời đuổi trộm.

Sau đây giới thiệu các chế độ báo động thường gặp của hệ thống thiết bị báo động chống trộm trên thị trường. Đồng thời cung cấp cho người sử dụng thông tin tham khảo về cách hoạt động và cách kích hoạt chúng.

1) Chế độ SOS (báo động ngay)

Đây là chế độ báo động ngay lập tức dùng cho trường hợp khẩn cấp. Khi kích hoạt chế độ này, hệ thống bật ngay mọi cách thức báo động sẵn có: chuông hú, nhắn tin, gọi điện,...

Cách kích hoạt tham khảo: 

- Bấm phím SOS trên Remote

- Bấm phím SOS trên trung tâm (nếu có)

- Bấm phím SOS trên ứng dụng điều khiển.

- Bằng cú pháp tin nhắn

- Vô hiệu bằng cách bấm lại phím SOS sau đó.

2) Chế độ ALARM (báo động bình thường)

Đây là chế độ làm việc căn bản của hệ thống báo động. Tất cả cảm biến đều làm việc, bất kỳ cảm biến nào gửi tín hiệu về trung tâm sẽ kích hoạt báo động ngay.

Cách kích hoạt tham khảo:

- Bấm phím ALARM trên trung tâm.

- Bấm phím ALARM trên ứng dụng điều khiển.

- Bấm phím ALARM trên Remote

- Bằng cú pháp tin nhắn

- Vô hiệu bằng cách chọn chế độ DISALARM hoặc chế độ khác.

Chế độ tương tự: NORMAL(bình thường) / EMERGENCY (khẩn cấp) / ARM AWAY

Tìm hiểu các chế độ báo động của hệ thống thiết bị chống trộm

Bộ báo trộm SmartZ GW05 với các chế độ báo động được tối ưu hiệu quả bậc nhất hiện nay.

●  Xem bộ báo động chống trộm GW05 với các chế độ được tối ưu hiệu quả & dễ sử dụng


3) Chế độ STAY ARM bảo vệ ở nhà

Đây là chế độ sử dụng khi chủ ở nhà. Khi chủ ở nhà, một số cửa chính, cửa sổ, đường đi lại… được gắn cảm biến sẽ được tác động bởi chủ nhà nên không cần báo động. Còn cảm biến đặt ở cửa,đường đi lại,.. còn lại vẫn sẽ kích hoạt báo động việc bình thường.

Cách kích hoạt tham khảo:

- Đặt các cảm biến dùng khi ở nhà vào loại “STAY ARM”

- Bấm phím STAY ARM trên trung tâm (nếu có)

- Bấm phím STAY ARM trên ứng dụng điều khiển.

- Bằng cú pháp tin nhắn

- Vô hiệu bằng cách bấm chọn chế độ khác.

Chế độ tương tự: STAY HOME


4) Chế độ  DISARM (vô hiệu hoá)

Ở chế độ này hệ thống sẽ không làm việc, không có bất kỳ báo động nào xảy ra.

Cách kích hoạt tham khảo:

- Bấm phím DISARM trên trung tâm.

- Bấm phím DISARM trên ứng dụng điều khiển

- Bấm phím DISARM trên Remote

- Bằng cú pháp tin nhắn

- Vô hiệu bằng cách chọn chế độ ALARM hoặc chế độ khác.

Chế độ tương tự: DISALARM / DISABLE


5) Chế độ INTELLIGENT (thông minh)

Ở chế độ thông minh này, hệ thống sẽ “phân biệt” được giữa chủ nhà và trộm ở một giới hạn nhất định. Khi sử dụng chế độ này, chủ sở hữu cần tuân thủ theo một lập trình có sẵn của hệ thống. 

Ví dụ thường gặp nhất: Khi chủ nhà về và mở cửa lần đầu tiên thì hệ thống không báo động. Nhưng nếu có kẻ gian muốn tận dụng lúc này để né tránh hệ thống báo động và mở cửa lần ngay sau đó, hệ thống sẽ báo động ngay. Trường hợp này hệ thống được lập trình như sau: nếu cảm biến phát hiện lần 1 thì không báo động, nếu cảm biến phát hiện lần 2 thì mới báo động, cứ lặp lại như thế.

Cách kích hoạt tham khảo:

- Bấm chọn chế độ INTELLIGENT trên ứng dụng.

- Bấm chọn chế độ INTELLIGENT trên trung tâm.

- Bằng cú pháp tin nhắn.

- Vô hiệu bằng cách chọn chế độ khác.

6) Chế độ CHIME (chuông)

Ở chế độ này, hệ thống sẽ kích hoạt âm thanh chuông khi các cảm biến đặt ở chế độ này làm việc. Các cảm biến khác làm việc sẽ kích hoạt báo động bình thường.

Cách kích hoạt tham khảo:

- Cài các cảm biến mong muốn vào chế độ CHIME

- Bấm chọn chế độ CHIME trên ứng dụng.

- Bấm chọn chế độ CHIME trên trung tâm.

- Bằng cú pháp tin nhắn.

- Vô hiệu bằng cách chọn chế độ khác.

7) Chế độ WELCOME (chào khách)

Tương tự chế độ chuông, hệ thống kích hoạt âm thanh chào khách khi cảm biến đặt ở loại này làm việc. Các cảm biến khác làm việc sẽ kích hoạt báo động bình thường. 

Cách kích hoạt tham khảo:

- Cài các cảm biến mong muốn vào chế độ WELCOME

- Bấm chọn chế độ WELCOME trên ứng dụng.

- Bấm chọn chế độ WELCOME trên trung tâm.

- Bằng cú pháp tin nhắn.

- Vô hiệu bằng cách chọn chế độ khác.


Trong số đó, các chế độ bảo vệ thường gặp nhất là: SOS, ALARM, DISALARM, STAY ARM. Bạn có thể tham khảo thêm bằng cách xem HDSD đi kèm của nhà sản xuất hoặc liên hệ nhà cung cấp của bạn. Hãy tìm hiểu rõ để tránh các tính trạng báo giả báo sai và bảo vệ tài sản, gia đình bạn một cách tin cậy hơn.


Liên kết tham khảo

● Tìm hiểu các hình thức báo động hiệu quả nhất của hệ thống chống trộm

● Xem các bộ báo động chống trộm có các chế độ bảo vệ dễ dùng và hiệu quả



Lưu lại trang này bằng cách Chia sẻ nó trên Facebook của bạn.


SmartZ - Khám Phá Thế Giới

Tìm hiểu các chế độ báo động của hệ thống thiết bị chống trộm

SmartZ - Khám Phá Thế Giới là loạt bài viết mang lại nhiều thông tin có giá trị để cùng người đọc tìm tòi và nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Mỗi bài viết đều hướng đến khám phá sự mới lạ và tính thực tế cao.

Trụ sở: 186 Đặng Văn Ngữ P.14 Q. Phú Nhuận, HCM
Hotline: 0909 734 797

Trân trọng!


Hotline 0906725752