Hệ thống báo động có các hình thức cảnh báo nào? cách nào hiệu quả nhất?

SmartZ - Giải Đáp Công Nghệ

Hệ thống báo động ngày nay đã có nhiều cải tiến mới về công nghệ để giúp việc đảm bảo an ninh trở nên hoàn hảo hơn. Trong đó, các hình thức cảnh báo đã vươn đến tầm công nghệ IoT mới nhất. Không những chỉ có: chuông hú, kích hoạt hệ thống đèn căn bản mà còn gửi tin nhắn, gọi điện thoại, gửi cảnh báo về Smartphone,… sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từng hình thức đó.

Hệ thống báo động có các hình thức cảnh báo nào?

Khi nào hệ thống báo động kích hoạt cảnh báo? Hệ thống báo động có 3 thành phần chủ yếu: phần cảm biến, phần trung tâm, phần cảnh báo. Ở chế độ bảo vệ, bất cứ khi nào trung tâm nhận được tín hiệu lạ từ phần cảm biến, trung tâm sẽ kích hoạt phần cảnh báo.

Kích hoạt hệ thống chuông hú báo động tại chỗ

Hệ thống báo động kích hoạt chuông hú

Hệ thống báo động kích hoạt chuông hú cảnh báo với âm lượng lớn

Đa số hệ thống báo động đều đi kèm chuông hú tại chỗ, đảm nhiệm 2 chức năng:

❖ Tạo nên tiếng cảnh báo đến chủ sở hữu/những người quen có mặt gần đó. Với tiếng kêu rất đặc trưng, sẽ giúp mọi người có phương án xử lý kịp thời nhất.

❖ Tạo nên âm thanh cực lớn, khiến kẻ đột nhập (trong trường hợp báo động chống trộm) bị bất ngờ và sinh phản ứng tự vệ hoảng loạn do sợ bị phát hiện hành vi xấu. Từ đó kẻ gian buộc phải rút lui nếu không muốn chạm mặt với các hệ thống báo động tiếp theo.

Kích hoạt hệ thống đèn chiếu sáng

Song hành cùng âm thanh, hệ thống chiếu sáng cũng có thể cài đặt để được bật lên. Ánh sáng luôn có tốc độ truyền đi nhanh chóng và tượng trưng cho sự tươi sáng nên khiến kẻ đột nhập không thể ở lại.Hệ thống báo động kích hoạt hệ thống đèn chiêu sáng

Hệ thống báo động kích hoạt hệ thống chiếu sáng, đèn nhà, đèn sân vườn,..

Đảm nhiệm được 2 chức năng của âm thanh, song do hạn chế về tầm xa nếu bị che khuất và tính bất ngờ thấp hơn nên hệ thống chiếu sáng thường là phương án bổ trợ.

Kích hoạt các hệ thống tưới nước,.. tuỳ chỉnh

Nhờ sự tiến bộ về công nghệ như: bật tắc công tắc không dây, bật tắt khoá nước,.. chủ sở hữu hoàn toàn có thể tuỳ chỉnh hệ thống để kích hoạt hệ thống báo động bổ sung này. Nếu thiết bị báo động sử dụng nguồn 220V cắm điện thì đều có thể tích hợp vào được, không có sự giới hạn.

Kích hoạt hệ thống tưới nước báo động

Hệ thống báo động kích hoạt hệ thống tưới nước sân vườn,...

Tiêu biểu nhất vẫn là hệ thống tưới nước (sân vườn), hệ thống laser, hệ thống khoá cửa tự động, hệ thống động cơ,..

Kích hoạt báo động từ xa nhờ công nghệ IoT

Như nhắc đến đầu bài, hệ thống báo động ngày nay thậm chí tích hợp công nghệ IoT (Internet Of Things) hay Internet vạn vật. Nói đơn giản về nguyên lý: hệ thống báo động sẽ kết nối vào mạng Internet thông qua Wifi/3G/4G, sau đó dựa vào nền tảng IoT để kích hoạt Chuông báo động ở bất kỳ đâu trên thế giới miễn Chuông cũng có kêt nối Internet.

Kích hoạt từ xa hệ thống chuông hú hoặc ổ cắm wifi

Kích hoạt báo động: chuông hú, tưới nước,.. bật tắt ổ cắm điện từ xa thông qua kết nối Internet

Hình thức báo động này ứng dụng tuyệt vời cho các ngân hàng, cửa hàng có nhu cầu kích hoạt báo động ở đồn công an khu vực. Để lập tức khi có kẻ lạ đột nhập vào ban đêm, công an sẽ nắm bắt ngay và triển khai vây bắt, ngăn trộm. Và còn nhiều nhiều nhu cầu báo động từ xa khác.

Gửi cảnh báo đến Ứng dụng trên Smartphone

Công nghệ IoT được mở rộng để giúp chủ sở hữu thậm chí cài đặt hệ thống tất cả thông qua Ứng dụng trên Smartphone. Đồng thời, hệ thống cũng có khả năng gửi cảnh báo an ninh đến Ứng dụng trên Smartphone, xem lại lịch sử sự kiện,.. rất nhiều tiện ích thông minh.

Hệ thống gửi cảnh báo đến ứng dụng trên điện thoại

Hệ thống báo động gửi cảnh báo đến ứng dụng trên điện thoại nhờ kết nối Inernet

Cảnh báo gửi đến Ứng dụng trên Smartphone rất cụ thể, thường có: thông tin vùng cảm biến nào đã gửi tín hiệu cảnh báo về trung tâm, thời gian xẩy ra,..

Báo động bằng cách gọi điện thoại, gửi tin nhắn

Với hình thức báo động này, chủ sở hữu và người thân có thể cùng nhận cảnh báo an ninh thông qua cuộc gọi thoại/tin nhắn. Đây là hình thức rất hiệu quả để chủ sở hữu nhận được cảnh báo dù ở bất kỳ đâu.

Hệ thống báo động gọi điện thoại, nhắn tin đến chủ sở hữu tải sản

Hệ thống báo động gọi điện thoại, nhắn tin đến chủ sở hữu tải sản

Cách báo động nào hiệu quả nhất?

Trong số các hình thức báo động kể trên, cần dựa vào tình hình thực tế để xác định xem cách nào hiệu quả nhất. Song có thể sắp xếp tính hiệu quả theo thứ tự giảm dần sau: Chuông hú, đèn chiếu sáng, gọi điện thoại, gửi cảnh báo đến Apps, nhắn tin, kích hoạt tưới nước,... Có nghĩa là hệ thống chuông hú trực tiếp vẫn mang lại hiệu quả nhất.


Như vậy với đa dạng các hình thức cảnh báo như vậy, hệ thống báo động đã giúp việc đảm bảo an ninh trở nên tin cậy, hoàn hảo hơn. Xứng đáng với sự uỷ thác của chủ sở hữu trong mọi thời điểm.



  

Lưu lại trang này bằng cách Chia sẻ nó trên Facebook của bạn.


SmartZ - Giải Đáp Công Nghệ

Hệ thống báo động có các hình thức cảnh báo nào? cách nào hiệu quả nhất?

SmartZ - Giải Đáp Công Nghệ là loạt bài viết giúp người dùng công nghệ tìm thấy câu trả lời cho các thắc mắc của mình. Thông tin chúng tôi cung cấp dựa trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tế sinh động và dễ dàng tiếp cận nhất.

Trụ sở: 186 Đặng Văn Ngữ P.14 Q. Phú Nhuận, HCM
Hotline: 0909 734 797

Trân trọng!


Hotline 0906725752